Sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại Ḥa Lan Quảng Phúc
Trên bước đường t́m kiến tự do, người tỵ nạn Việt Nam đă bỏ lại quê nhà một vùng trời kỷ niệm, hành trang mang theo chỉ là hai bàn tay trắng nhưng lại đem cả được đức tin trong suốt cuộc hành tŕnh. Ngay khi bước lên con thuyền vượt biên bé nhỏ và trong những giây phút nguy khốn nhất trên biển cả, biết bao người đă thầm niệm câu kinh, tay lần tràng hạt. Hơn 30 năm sống trên xứ người, biết bao biến đổi, biết bao thăng trầm, nhưng đức tin của người Việt vẫn luôn được vun bồi. Chúng ta cùng nh́n lại sinh hoạt tôn giáo của người Việt nơi đây. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Ḥa Lan Theo Mục sư Huỳnh Văn Công, Trưởng Ban Chấp Hành Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Hoà Lan, sinh hoạt tổng quát của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Ḥa Lan như sau: ”Những năm đầu tiên, từ năm 1978 đến 1984, Vương quốc Ḥa Lan tiếp nhận nhân đạo nhiều người Việt Nam tỵ nạn cộng sản từ các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á và thương thuyền Ḥa Lan tiếp cứu thuyền nhân trên Biển đông hoặc Vịnh Thái Lan. Trong số người tỵ nạn được mời bất đắc dĩ này có rất ít tín hữu Tin Lành, tổng cộng chưa đến 20 người lớn nhỏ gồm 5, 6 gia đ́nh không toàn vẹn như chỉ có cha với con, mẹ với con hay anh em, chị em hoặc người độc thân, lại được phân phối sống rải rác trong khắp Ḥa Lan. Dù vậy, nơi nào có thể tập hợp được vài ba tín hữu th́ những người có đức tin sâu nhiệm tự động tổ chức học Kinh thánh, cầu nguyện, hát thánh ca Tôn vinh Đức Chúa Trời Ba Ngôi phỏng theo lễ nghi thờ phượng nơi quê nhà. Lần hồi số tín hữu đông hơn do những người mới tiếp nhận niềm tin và đoàn tụ gia đ́nh. Nhiều địa điểm được tổ chức như: Almere, Den Haag, Dordrecht, Spijkenisse, Purmerend, Drachten, Duiven, Arnhem, Houten, Heerlen…Có nhiều tín hữu đi hàng trăm cây số để tham dự các dịp lễ hội này.“
Mục sư Công kể tiếp: “Sau thời gian dài học thần học hàm tụ lẫn thực hành từ Hoa kỳ, Đức, Pháp do Viện Thần học Liên hệ phái Việt Nam tại Hoa kỳ tổ chức để gây dựng đức tin của tín hữu, đồng thời tổ chức truyền giáo, số người được thêm vào hội thánh nhiều hơn. Nhờ ổn cư, có việc làm vững chắc, có phương tiện di chuyển, các nhóm tín hữu gom lại từ các nhóm nhỏ học Kinh thánh. Đến năm 1986, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Ḥa Lan được chính thức thành lập với các chi hội Arnhem, Den Haag, Dordrecht, Heerlen. Những nơi này là các địa điểm có đông tín hữu và thuận lợi trong chương tŕnh thờ phượng hằng tuần. Các giáo đường được thuê hay mượn của Hội thánh Tin Lành người Ḥa-Lan tại địa phương, giờ nhóm họp thường tổ chức từ 13:00 đến 18:00 giờ, tùy nhu cầu xử dụng. Một chương tŕnh thờ phượng đầy đủ kéo dài chừng 2 giờ mỗi chúa nhựt gồm sinh hoạt Thanh niên, Thiếu niên, Nam ban, Nữ ban, Cơ đốc giáo dục (học Kinh thánh), sau cùng là giờ thờ phượng chính thức gồm ca hát tôn vinh, cầu nguyện và nghe giảng luận. Với tín hữu Việt Nam ly hương, dù 2 giờ thờ phượng đă qua nhưng c̣n ngồi lại với nhau trong tâm t́nh: chia xẻ niềm vui, nổi buồn, chia nhau miếng ăn, thức uống, chuyện tṛ thân mật như gia đ́nh lớn mà Chúa Cứu Thế Jêsus, xả thân thành lập.”
Mục sư Huỳnh Văn Công cũng cho biết Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Ḥa Lan là Hội thánh truyền giáo nên số lượng tín hữu từ Việt Nam đến đây rất ít, nhưng là nồng cốt, là trụ cột của Hội Thánh. Trước và sau khi Hội Thánh được thành lập gần tṛn 36 năm, số người tuyên xưng đức tin, nhận Thánh Lễ Báp têm có hơn 500 người nhưng tín hữu sinh hoạt hằng tuần khoảng chừng hơn 300 người trong 4 chi hội: - Arnhem do Truyền đạo Lữ thị Tường Loan quản nhiệm. - Den Haag do Mục sư Ngô Công Liêm quản nhiệm nhưng năm 2004 được cử đi truyền giáo cho đồng hương Việt Nam tại Tiệp (Tsjechie), Mục sư Bùi Quốc Phụng phụ trách nhưng đến năm 2010, nhiều tín hữu di chuyển, số c̣n lại ít nên nhập chung với Hội thánh Dordrecht. - Heerlen do Mục sư Huỳnh Văn Công và tiếp theo Mục sư Huỳnh Thanh Sơn quản nhiệm. - Dordrecht do Mục sư Lâm Khắc Phụng rồi tiếp theo Mục sư Bù́ Quốc Phụng quản nhiệm. Mỗi chi hội có Mục sư chịu trách nhiệm hướng linh, thi hành mục vụ. Một ban chấp hành chịu trách nhiệm chung, phối hợp tổ chức các thánh lễ chung như trại Giáng sinh mừng Chúa Cứu Thế Jêsus giáng trần, kỷ niệm Lễ Phục sinh, kỷ niệm Lễ Ngũ tuần. Nhận định về sự khác biệt trong sinh hoạt tôn giáo tại Ḥa Lan so với tại Việt Nam, Mục sư Công cho biết: ”Không có sự khác biệt nào trong sinh hoạt tôn giáo của Hội thánh Tin Lành Việt Nam tại Ḥa Lan so với tại Việt Nam cũng như so với các Hội thánh khác của người Ḥa Lan về tín lư, giáo nghi, giáo lễ; nếu có khác th́ do ở Việt Nam cộng quyền luôn luôn muốn xen vào nội bộ của Hội thánh, muốn áp đặt chính trị độc tài, độc đảng vào Hội thánh.“ “Nếu có khác biệt chẳng qua sự hành đạo và truyền đạo của Hội thánh Tin Lành Việt Nam ở Ḥa Lan rất tự do. Trái lại ở quê nhà, Hội thánh Tin Lành luôn bị canh chừng, nghiêm cấm vô cớ của cộng quyền; họ không muốn có Hội thánh hướng dẫn đời sống đức tin cho tin hữu sống trung tín với Chúa và lương hảo với mọi người!”
Trả lời câu hỏi về việc hướng dẫn giới trẻ trong sinh hoạt tôn giáo, Mục sư Công tâm t́nh: ”Rất thích thú với câu hỏi này. Hướng dẫn giới trẻ là huấn lịnh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi cho tín hữu, cho những người có trách nhiệm trong gia đ́nh tín hữu và trong hội thánh thực hành, v́ vậy giới trẻ trong Hội thánh được lưu tâm hàng đầu. Thanh thiếu niên trong Hội thánh được hướng dẫn học Kinh thánh, học ca hát tôn vinh, học biết những giáo huấn hữu ích như kính Chúa, yêu người, hiếu thảo với cha mẹ, thuận thảo với anh em, nhu ḥa với bạn bè, thân cận với người quanh ḿnh, học hỏi cho hiểu biết, khôn ngoan để khám phá những hay, đẹp của văn chương, âm nhạc, khoa học. Mỗi chúa nhựt các em được những người có khả năng chuyên môn hướng dẫn tùy lứa tuổi, tùy tŕnh độ. Các em cũng hướng dẫn lẫn nhau và có những chương tŕnh học hỏi thực tiễn trong lư thuyết lẫn thực hành. Hội thánh là nơi duy tŕ ngôn ngữ dân tộc và văn hóa nước nhà. Trong các buổi thờ phượng các em tập đọc Kinh thánh, hát thánh ca và trao đổi với nhau tiếng mẹ đẻ, nhắc nhở các em về lịch sử, văn hóa nước nhà và lư do sự hiện hữu trần thế của các em với gia đ́nh trên phần đất miền bắc Tây Ấu này, nơi định cư vĩnh viễn hay tạm dung? Trong niềm tin, thanh thiếu niên chẳng những là rường cột của gia đ́nh, của xă hội và tổ quốc về phần thuộc thể th́ cũng là nồng cốt và tương lai của hội thánh về phần thuộc linh. Khi đề cập đến kế hoạch xây dựng tượng đài thuyền nhân của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Ḥa Lan đang phát động. Mục sư Công tŕnh bầy: ”Một bia kỷ niệm hay đài kỷ niệm không có tượng, chỉ có h́nh vẽ trang trí hoặc chữ viết là điều tín hữu Tin Lành chấp nhận và hoan hỉ góp công, của. Với “Tượng đài thuyền nhân“ th́ chúng tôi không nghĩ đến và không thể tham dự v́ có tượng h́nh người! Tuy nhiên, tín hữu Tin Lành vẫn là công dân của quốc gia, bây giờ hầu hết chúng ta có quốc tịch Ḥa Lan nhưng cội nguồn dân tộc chúng ta làm sao quên được, nên những người có tấm ḷng với quê hương và tổ quốc vẫn ngồi lại với nhau trong cộng đồng địa phương và cũng có nhiều dịp chúng ta quây quần bên Cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Ḥa Lan, các tín hữu cũng có thông tin, chắc rằng những người này có quyết định cá nhân về kế hoạch xây dựng tượng đài."
Hội Phật Giáo Việt Nam tại Ḥa Lan
Hội Phật Giáo Việt Nam tại Ḥa Lan được thành lập ngày 25/2/1984 và ngôi Niệm Phật Đường đầu tiên tại Ḥa Lan được thành h́nh tại thị xă Hoorn. Chín năm sau đó, năm 1993, do hạnh nguyện của Phật tử, Hội Phật Giáo Việt Nam đă mua một ngôi nhà tại Nederhorst den Berg, Phật tử Việt Nam đă biến cải căn nhà này thành ngôi Chùa Vạn Hạnh ngày nay. Vị trụ tŕ Chùa Vạn Hạnh và cũng là vị lănh đạo tinh thần cho Phật tử tại Ḥa Lan là Thượng Tọa Thích Minh Giác. Ngoài Thầy Minh Giác, Phật tử tại Ḥa Lan c̣n được sự d́u dắt tinh thần của Thượng Tọa Thích Thông Trí. Hội Phật Giáo có những sinh hoạt hàng tháng vào những ngày cuối tuần. Các sinh hoạt được tổ chức theo sự tu học thích hợp của mỗi người và được chia như sau: -Tuần thứ nhất: sinh hoạt của nhóm Thiền -Tuần thứ hai: sinh hoạt của nhóm Thọ Bát Quan Trai -Tuần thứ ba: sinh hoạt của nhóm người Tích Lan và Ḥa Lan -Tuần thứ tư: sinh hoạt của nhóm Gia Đ́nh Phật Tử Hàng năm Hội c̣n tổ chức 5 ngày Lễ chính như Lễ Tết Nguyên Đán, Lễ Rằm Tháng Giêng, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan và Lễ Rằm Tháng Mười. Vào những dịp lễ này, các vị cao tăng từ các nước khác được mời về để thuyết pháp cho Phật tử. Trong các ngày Lễ như vậy, có khoảng 1500 Phật tử về Chùa tham dự.
Hàng năm Phật tử Việt Nam tại Ḥa Lan được tham dự 2 khóa tu học Phật Pháp. Một khóa do Hội Phật Giáo Việt Nam tại Ḥa Lan tổ chức, thường vào tháng 4 mỗi năm. Một khóa học khác có phạm vi lớn hơn là khóa “Tu Học Phật Pháp Âu Châu” được tổ chức vào mùa hè cho toàn thể Phật tử tại Âu Châu do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức và điều hành. Nhận xét về sự sự khác biệt sinh hoạt tôn giáo tại Ḥa Lan so với Việt Nam, Thầy Minh Giác cho biết: ”Tất nhiên là có khác biệt. Ở Việt Nam không có được quyền tự do tín ngưỡng và b́nh đẳng trong sinh hoạt tôn giáo. Mọi việc phải thông qua nhà cầm quyền cộng sản. C̣n ở Ḥa Lan, chúng ta không cần phải xin phép chính quyền, chúng ta có tự do, b́nh đẳng trong tôn giáo và có thể tổ chức, sinh hoạt bất kỳ thời gian nào nếu chúng ta muốn. Một sự khác biệt nho nhỏ nữa là người Phật tử ở Ḥa Lan chỉ đi sinh hoạt vào những ngày cuối tuần. Ở Việt Nam, người Phật tử có thể đến Chùa thường xuyên hơn. Tuy nhiên lời Phật dạy th́ không có ǵ khác biệt.” Nh́n lại sinh hoạt Phật sự trong thời gian qua, Thầy Minh Giác trầm ngân kể: ”Những ngày đầu lưu lạc nơi xứ người, giới Phật tử gặp muôn vàn khó khăn. V́ chưa có Chùa nên mỗi khi tổ chức lễ Tết, Hội phải đi mướn những trung tâm sinh hoạt . Mỗi lần tổ chức tại các địa phương khác nhau. May mắn thay, sau khi Hội mua được một ngôi nhà tại Nederhorst den Berg và sửa chữa lại thành ngôi Chùa, Phật tử mới có nơi cố định để đến lễ bái, tu học và sinh hoạt. Thế nhưng ngôi chùa này chỉ là cải gia vi tự. Chùa lại quá chật hẹp không đủ điều kiện cho Phật tử sinh hoạt hay hội tụ vào những ngày Đại Lễ. Một khó khăn lớn nữa là khuôn viên Chùa không đủ chỗ đầu xe vào những ngày đại lễ. Trong những dịp này, Hội vẫn thường phải mượn nơi đậu xe của những nhà lân cận hay hăng xưởng gần Chùa. Tuy khó khăn như vậy, chỗ ở và sinh hoạt không được rộng răi, phương tiện đi lại khó khăn, các Phật tử rất nỗ lực phát tâm tinh tấn tu học, công quả theo nhiều phương tiện, tùy khả năng tùy hoàn cảnh của mỗi người.” Thầy Minh Giác nói tiếp: ”Với tâm thành mong muốn có một nơi tu học rộng răi, một nơi thờ tự trang nghiêm, Phật tử và đồng hương đă phát nguyện cúng dường hoặc cho mượn qua h́nh thức “Hội Thiện”; Nhờ vậy Hội đă mua được khoảng đất tại thị xă Almere để xây chùa mới. Nếu gặp thuận duyên, trong năm nay, việc xây cất sẽ hoàn thành. Ngôi Chùa Vạn Hạnh mới sẽ là ngôi chùa đầu tiên tại Ḥa Lan xây dựng theo kiến trúc Việt Nam. Ngôi chùa này không những là cơ sở tôn giáo mà c̣n là nơi gặp gỡ của mọi người Việt Nam. Hội Phật Giáo mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc giữ ǵn và phổ biến phong tục, văn hóa Việt Nam nơi xứ người.”
Nh́n về tương lai trong việc hướng dẫn giới trẻ trong sinh hoạt tôn giáo, Thầy Minh Giác nói: ”Thế hệ ông cha chúng ta ngày xưa rất coi trọng tín ngưỡng, thời đó chỉ cần trong nhà có một vài người hiểu Phật Pháp, th́ có thể hướng dẫn những người khác theo tu học. C̣n giới trẻ bây giờ khác xưa nhiều, các em được tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa, tư tuởng tự do phóng khoáng. Do vậy sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử rất quan trong. Qua sinh hoạt này, Hội muốn đưa tri thức Phật Giáo đến với tuổi trẻ, hướng dẫn các em có niềm tin tôn giáo. Để có được như vậy, Hội tổ chức những buổi học giáo lư Phật Pháp tại Chùa, cập nhật thường xuyên những bài pháp thực tiễn, có khoa học tính và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Trong sinh hoạt, các em c̣n được học tiếng Việt, nhờ vậy các em hiểu thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc. Thầy Minh Giác nhấn mạnh: ”Những ǵ thuộc về phong tục tập quán của người Việt, chúng ta phải biết trân trọng ǵn giữ và truyền giao cho thế hệ mai sau.”
Nh́n qua kế hoạch xây cất tượng đài thuyền nhân do cộng đồng phát động. Thầy Minh Giác có suy nghĩ sau: ”Xây dựng tượng đài thuyền nhân là một công tŕnh rất có ư nghĩa. Chúng ta tưởng niệm những người đă nằm xuống và tri ân những người đă cưu mang chúng ta trên đất nước Ḥa Lan. Tượng đài thuyền nhân sẽ là nơi lưu dấu sự hiện diện của người Việt trên đất khách quê người, để ngàn đời sau con cháu của chúng ta luôn nhớ về cội nguồn của tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đó là những ư tưởng cao đẹp mà Ban tổ chức xây dựng tượng đài đang phát động. Thầy rất hoan hỷ và đồng ư để tượng đài trong khuôn viên chùa Vạn Hạnh mới. Cầu mong sao tượng đài thuyền nhân sẽ được sự hưởng ứng đóng góp của tất cả bà con đồng hương tại Ḥa Lan để Ban xây cất tượng đài sớm được hoàn thành như ư nguyện.”
Thiên Chúa Giáo Việt Nam tại Ḥa Lan Trong số thuyền nhân vượt biển t́m kiếm tự do, có rất nhiều tín hữu Thiên Chúa Giáo. Tại Ḥa Lan, mọi địa phương đều có linh mục, có nhà thờ, có giáo xứ. Do vậy ngay khi định cư tại đây, những thuyền nhân Ky Tô Giáo may mắn được nhà thờ, các vị linh mục địa phương mở rộng ṿng tay chào đón. Đời sống tâm linh của người Thiên Chúa Giáo Việt Nam v́ thế không bị lẻ loi bỡ ngỡ. Thêm vào đó, các tín hữu Thiên Chúa Giáo Việt Nam đă biết tụ lại cùng nhau để sinh hoạt việc đạo. Ấm ḷng hơn nữa, tín hữu Thiên Chúa Giáo lại có các vị Linh Mục tuyên úy Việt Nam thường xuyên làm thánh lễ cho các giáo xứ khắp nơi.
Trong những dịp lễ lớn như Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Xứ thường tổ chức lễ chung thật trọng đại và tín hữu tham dự lên hàng ngàn người. Những khóa giáo lư căn bản cũng được thường xuyên tổ chức để giảng dậy cho các trẻ em.
Với một ḷng tin yêu vào Đức Chúa Trời, lại có các Linh mục tận t́nh hướng dẫn, chắc chắc đời sống đạo của các tín hữu Ky Tô Việt Nam được trọn vẹn và hạnh phúc. |