Brahma-Vihara Arama: Ngôi chùa "ít người biết" ở Bali

 

Người Việt Nam ở Ḥa Lan ít biết về Indonesia, mặc dù quốc gia này trước thế chiến thứ 2 là thuộc địa của Ḥa Lan, và cộng đồng người gốc Indo ở Ḥa Lan là một cộng đồng lớn.

Indonesia là một quần đảo gồm trên dưới 15.000 đảo lớn nhỏ. Tùy theo cách đếm, con số không thống nhất. Có những đảo thực ra chỉ là một mỏm đá mấp mé mực nước biển, không có cư dân thường trực. Dân số hiện nay là khoảng 250 triệu tức gần gấp ba Việt Nam. Indonesia có GDP đứng hàng thứ 16 trên thế giới, nhưng vẫn là một quốc gia nghèo.

Khoảng 85% người Indonesia theo đạo Hồi, 9% Thiên Chúa giáo, 3% theo Ấn Độ giáo. Phật giáo chưa tới 2%. Phần lớn người theo Phật giáo là người (gốc) Trung Quốc. Ấn giáo – tôn giáo cổ ở Indo, và Phật giáo – phần lớn do người Trung Hoa du nhập vào từ đời nhà Thanh (thế kỷ 17) là hai tôn giáo để lại những nét văn hóa trong lịch sử và sinh hoạt hàng ngày tại Indonesia. Sự phân bổ tôn giáo không đồng đều trên cả nước. Trái với Sumatra và Java nơi số người theo Hồi giáo hơn 90%, tại Bali tuyệt đại đa số dân (93%) theo Ấn giáo. Mỗi sáng trên đường phố la liệt những mâm nhỏ bằng mây đan chứa đồ cúng. Phật giáo chỉ có 0,6%. Bali là nơi du lịch nổi tiếng v́ tương đối rẻ, khí hậu tốt, một trong những thiên đàng của dân trượt nước và có sản phẩm cà phê chồn xuất cảng khắp thế giới.

Một điểm thú vị của xă hội Bali là dân chúng có phân chia đẳng cấp. Đẳng cấp ở Bali không giống đẳng cấp ở Ấn Độ, mà là chỉ những nhóm người có cùng một mức sống hay một khu vực nghề nghiệp. Nhiều người Bali cho tới nay vẫn không có họ, chỉ có tên gọi. Và đơn giản, những người trong đẳng cấp buôn bán hay làm nghề tầm thường có cách đặt tên con theo thứ tự nhất định là: Wayan, Made, Nyoman, Ketut. Cách đặt tên này có thể ví như cách đặt tên của người miền Nam: anh Hai, chị Ba, cô Tư, chú Năm. Hết ṿng 4 tên th́ họ trở lại tên đầu cho những đứa sau, có thêm chữ Balik (= nữa) vào tên, thí dụ: Wayan Balik, Made Balik... (cậu Năm, thím Sáu...)

Tuy Phật giáo không phổ thông trên Indonesia, nhưng đảo Java có ngôi đền Borobudur là một trong những di tích Phật giáo cổ lớn nhất thế giới. Ngôi chùa Phật giáo lớn thứ hai ở Indonesia là chùa Brahma-Vihara Arama trên đảo Bali.

Không biết v́ lư do nào ngôi chùa này không hấp dẫn nhiều du khách. Nếu t́m trong TripAdvisor những điểm thăm viếng mang tính cách tôn giáo tại Bali, ngôi chùa này được xếp hàng thứ 10. Cuốn hướng dẫn du lịch Bali của ANWB xếp chùa vào hàng thứ 15 của những điểm nên đi. Có lẽ v́ chùa ở khá xa những nơi du khách tụ tập. Hoặc do chùa không có chiều dài lịch sử cần thiết để du khách bỏ công đến thăm viếng. Ngay cả ông quản lư khách sạn tôi ở, trong đó có tổ chức cả chục tour thăm viếng những thắng cảnh tại Bali cũng chưa bao giờ nghe tên chùa này, mặc dầu khách sạn mang tên Nirvana (Niết Bàn). V́ lư do đó, ông cũng đi ké trên chuyến xe chúng tôi mướn riêng để tới chùa xem cho biết.

Và cũng v́ không mấy người ở Bali biết ngôi chùa này, nên tên chùa – Brahma-Vihara Arama – mang nghĩa ǵ, với tôi vẫn c̣n là dấu hỏi. Brahmavihara tiếng Việt dịch là Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xả). Nhưng Bali là nơi Ấn giáo có ảnh hưởng tới mọi nơi, mà Brahma trong Ấn giáo là tên một trong ba vị thần chính của tôn giáo này: Brahma (thần sáng tạo), Vishnu (thần bảo vệ) và Shiva (thần hủy diệt). Brahma cũng có nghĩa là vị trí cao thượng. Vihara trong tiếng Indo có nghĩa là ngôi đền, cũng có nghĩa là chánh điện. Như thế cũng có thể hiểu Brahma-Vihara là ngôi chùa thờ đấng Chí Tôn chăng? Hay chùa Tứ Vô Lượng Tâm?

Chùa nằm trên ngọn đồi Banjar, gần bờ biển Lovina phía cực bắc Bali. Lovina là một băi biển yên tĩnh, tương đối ít du khách, cách thành phố Singaraja hơn 10km. Từ phi trường Denpasar tới chùa khoảng 80km. Đường quốc lộ tráng nhựa tốt nhưng nhỏ hẹp. Nửa đường có hướng theo đường liên tỉnh nhỏ, đi lên ngọn núi lửa Gunung Batukau, trên đó có ngôi chùa nhỏ Vihara Dharma Giri. Chùa này được du khách biết tới v́ có ngôi tượng Phật nằm bằng thạch cao trắng và có cảnh đẹp.

Nhờ có ông quản lư khách sạn đi theo, ông nói tài xế xe bỏ đường quốc lộ để đi tắt theo những đường ṃn, qua xóm làng. Tưởng là ngắn hơn, nhưng rốt cuộc mất giờ, do con đường ngoằn ngoèo, lồi lơm, bảng chỉ không rơ ràng hay không có bảng chỉ đường. Đôi khi phải ngừng xe để hỏi dân trong xóm. Tuy nhiên khi đi theo đường nhỏ ḿnh có thể thấy nhiều cảnh thiên nhiên, những ruộng lúa bậc thang – gạo đỏ Bali ngon nổi tiếng, họ trồng cấy hoàn toàn theo phương pháp thủ công cổ xưa nhưng những nhà hàng không nấu gạo này cho du khách thường ăn.

Nếu không biết trước th́ khi mới ngừng xe trước cổng, tôi có cảm tưởng đây là ngôi đền Ấn Độ giáo, do cấu trúc của chiếc cổng với dáng đặc trưng của cổng đền Ấn giáo với hai mặt cắt thẳng đứng, và mấy pho tượng trấn ngự cổng chùa như nơi những ngôi đền, đủ biết ảnh hưởng của tôn giáo này trên những kiến trúc tại Bali ra sao. Ngoài chùa có vài hàng bán quà bánh nhang đèn. Trong sách ghi là phụ nữ vào chùa phải mặc sarong, nếu không có th́ có thể mướn, nhưng khi chúng tôi tới th́ không thấy ai lo chuyện này. Du khách cũng không phải trả tiền vào cửa (Borobudur ở Java thu tiền vào cửa của du khách nước ngoài là 25 USD!).

Cổng vào chùa Brahma Vihara Arama

 

Cảm giác đầu tiên khi bước lên khỏi những bực cấp mang ư nghĩa "bát chánh đạo” vào chùa là khuôn viên chùa quá rộng, so với chiếc cổng khiêm nhường. Bước lên bực thang, qua khoảng sân trước với công tŕnh đúc bức tượng Phật cao chừng năm thước đang dở dang, là bực thang lên chánh điện. Mỗi bực có ghi tên một vị Phật hay Bồ Tát, và ghi những điều trong Bát Nhă Ba La Mật (Panna: trí tuệ, Viriya: tinh tấn, Khanti: nhẫn nại, Sacca: chân thật v.v…).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những bực thang dẫn lên chánh điện và chánh điện, nh́n từ ngoài

Chánh điện hôm đó vắng vẻ, không có ai ngoài chúng tôi. Bàn thờ đơn giản, khung cảnh trang nghiêm. Phía sau bộ tượng Phật Thích Ca là những bức tranh vẽ những cảnh chùa tại Indonesia. Tôi mở cuốn sách ghi tịnh tài cúng dường đặt trên thùng phước sương xem, ngạc nhiên thấy mỗi ngày chỉ có chừng chục người ghi tên, với những số tiền chỉ đáng vài chục cent tới vài euro.

Kế bên chánh điện là căn nhà có sảnh đường dùng làm nơi thiền tập. Chùa cũng là trung tâm Thiền Minh Sát (Vipassana) của Indonesia, có thời khóa biểu những buổi tu tập. Bước xuống sân, bên phải chùa nh́n từ cổng vào là Phù đồ (stupa), kế bên là tháp chuông, có bốn gian thờ Phật Quan Âm và Thiền tổ, trên vách có những bức chạm khắc khá tinh xảo.

 

Phù đồ và tháp chuông, với gian thờ Phật Quan Âm

Chúng tôi đi qua phía trái, ngang một khu vườn nhỏ có cây bồ đề đại thụ và cảnh trí xếp đặt diễn tả lúc đức Phật thành đạo. Khu vườn này nối khu chánh điện với khu phụ cận, nh́n bao la, ước chừng gấp hai lần khuôn viên chùa Vạn Hạnh, chưa kể khu vườn rộng phía sau.

Trong khu phụ cận có ṭa hậu liêu, nơi tu tập. Tại đây có gian thờ bức tượng thếp vàng của một vị sư mà chúng tôi đoán là vị tổ của chùa. Xem dáng dấp có lẽ đây là người da trắng, v́ tướng người cao và khuôn mặt tây phương. Nhưng cũng có thể vị tổ sư là một tu sĩ người Thái Lan, khi về nhà tra cứu tôi được biết chùa được ủng hộ của Thái Lan và Sri Lanka, cũng như ṭa phù đồ h́nh chuông cũng là quà tặng của người Thái. Chùa được khánh thành năm 1970. Công tŕnh xây cất kéo dài hơn 10 năm. Khu này cũng vắng, tôi thấy trong pḥng thấp thoáng bóng một vị sư nữ, nhưng do hoàn cảnh, không dám quấy rầy cho nên cũng không hỏi han được ǵ thêm về ngôi chùa.

Tôn tượng vị tổ sư?

Biệt lập bên cạnh khu chùa, trên ngọn đồi nhỏ, cách một khoảng sân rộng là khu giảng pháp. Nơi đây sừng sững một mẫu thu nhỏ của đền Borobudur ở Joyakarta trên đảo Java. Gọi là nhỏ, nhưng mỗi bề cũng gần trăm thước, có hào nước bao quanh trồng sen tím. Kiến trúc tương tự Borobudur, tức là vách ngoài có nhiều tượng ngồi trong ṿm và h́nh đắp diễn tả các giai đoạn trong cuộc đời đức Phật Thích Ca, trên nóc bằng là những bảo tháp nhỏ bên trong có tượng Phật. Nhưng khác hơn Borobudur đặc ruột, kiến trúc này bên trong là một sảnh đường lớn, có lẽ cho khách thập phương tụ tập hành lễ trong những ngày đặc biệt. Trên vách là những bức khắc diễn tả những cảnh trong lịch sử cuộc đời đức Thích Ca. Từ "ngôi đền” này nh́n trở lại chùa, ta thấy ngay khoảng sân thực ra là nơi để đại chúng ngồi nghe giảng pháp, trên những bậc thềm lót đá, ước chừng đủ cho khoảng 300 người. Vị thầy giảng pháp ngồi trên ngai gỗ chạm trổ tỉ mỉ, có lọng che nắng (Bali nằm ngay dưới xích đạo, suốt năm nhiệt độ ban ngày vào khoảng 28 - 32°C) và hai bên có tượng thần hộ vệ. Trong khu này và trong vườn phía sau cũng có trang trí nhiều tượng nhỏ nhưng rơ ràng đây là những tượng Ấn Độ giáo.

Bàn thờ Phật trong "ngôi đền”

 

 

Một số bức họa và khắc trong chùa

Điều tôi thắc mắc là với số tiền cúng dường ít ỏi như vậy làm sao điều hành được sinh hoạt thường nhật trong chùa, nhang đèn (cho dù mọi thứ đều rất đơn giản trong trang nghiêm), săn sóc vườn tược, bảo tŕ v.v…, chưa kể chuyện làm sao có thể xây dựng lên một ngôi chùa to lớn như vậy. Và hiện nay người ta vẫn c̣n đang đắp dở dang một bức tượng Phật đồ sộ trong sân trước cửa chùa. Một điểm làm tôi thấy buồn là dường như chùa đang chạy theo thị hiếu mang nặng tính tŕnh diễn. Chiếc ngai gỗ và những bức tượng đứng hầu hai bên màu sắc ḷe loẹt, rơ ràng không hài ḥa với khung cảnh chùa cũ màu đen và nâu. Khi xem thêm tài liệu trên internet tôi mới phát giác ra phần này vừa được hoàn thành chưa được một năm. Điều đáng buồn nhất là nơi thợ đang đắp bức tượng trước chùa trước kia là hồ sen rộng, nay người ta đă phá đi để làm một bức tượng quá lớn so với khoảng không gian không tương xứng. Không rơ rồi sau này hồ sen có trở về không. Nhưng nếu có làm lại hồ sen, nó cũng rất chật chội.

 

Ảnh chụp tại chùa năm 2016, khi c̣n hồ sen trong sân chùa và chưa có giàn giảng pháp trước "ngôi đền”

Nguyễn Hiền

 

trở về trang chính