Câu chuyện thuyền nhân

Tam Hợp

 

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc th́ trong ṿng hai mươi năm kể từ tháng tư năm 1975 đă có tới 850.000 người Việt Nam trốn chạy cộng sản bằng đường biển và đường bộ. Không có số liệu chính thức về những người không may mắn đến được bến bờ tự do, nhưng ước tính con số có thể lên đến khoảng nửa triệu người.

Câu chuyện thuyền nhân là những câu chuyện đầy thương tâm, như của người phụ nữ ôm con thơ oằn oại dưới tay bọn hải tặc như loài dă thú, trong khi người chồng bị chém gục nằm bên vũng máu khi liều thân cứu vợ con. Những thảm kịch kinh hoàng trên biển cả khi con thuyền chết máy, cạn dầu, hay không c̣n một giọt nước uống, những vẫn cứ ṛng ră trôi dạt cho đến khi mọi người lần lượt chết v́ đói và khát.

Gần một triệu người sống sót là gần một triệu bằng chứng đau thương của những con người phải sẵn sàng hy sinh mạng sống để đi t́m tự do. Nhưng đau ḷng hơn cả là ư đồ của chính quyền cộng sản Việt Nam sẵn ḷng đẩy đồng bào ḿnh ra khỏi nước, rồi tước đoạt tài sản của họ. Nằm trong chiêu bài ấy là tổ chức ra đi bán chính thức. Công an CSVN trong khoảng năm 1979 đă tổ chức cho nhiều người, đa số là người Việt gốc Hoa, ra đi bằng thuyền với điều kiện mỗi người phải đóng lên đến 20 lượng vàng cho họ. Trong khi ấy, tổ chức Y tế Ḥa-Việt sử dụng rập khuôn từ ngữ của cộng sản VN nhẫn tâm gọi những thuyền nhân này là 'bọn cho vay nặng lăi'.   

Thuyền nhân Việt Nam đến Ḥa Lan, đa phần được tàu Ḥa Lan vớt rồi đưa vào Singapore, nói chung là có may mắn hơn số phận của nhiều thuyền nhân khác. Thế nhưng cũng không tránh khỏi nhiều đau xót và mất mát. Sau đây là hai câu chuyện tiêu biểu, đầy thương tâm nhưng cũng không kém phần dũng cảm.

 

Người thuyền trưởng dũng cảm

Sáng ngày 23 tháng 6 năm 1979, thuyền trưởng Cees Hoek của tàu De Neddrill 2 nh́n thấy một chiếc thuyền con đă gần như muốn ch́m bám sát vào mạn tàu. Chiếc thuyền này tuy nhỏ bé, nhưng đem theo thân phận của hơn 300 thuyền nhân đă hoàn toàn kiệt sức, ḿnh mẩy của họ khi ấy nhơ nhúa v́ ói mửa trộn lẫn với phân và nước tiểu. Một trong những thuyền nhân trên con thuyền xấu số ấy là bà KHANG. Bà kể là một tuần trước đó bà đă cùng chồng bà bốn cậu con trai lên chiếc thuyền mang số LA9127 này tại cảng Vũng Tàu. Hơn 300 người, đa số là phụ nữ và trẻ em, ngồi như cá hộp trên chiếc thuyền chỉ dài có 14 thước, được công an tổ chức cho đi bán chính thức. Suốt chuyến đi, bà chỉ có chỗ chỉ đủ để ngồi xổm, ôm cậu con trai út trong ḷng. Hồi tưởng lại về những ngày ấy, bà nói: "Chúng tôi chẳng cần biết ḿnh sẽ đi đến chốn nào. Chỉ cần làm sao có được tự do là đủ rồi".

Khi ấy, tàu De Neddrill 2 đang neo ở vùng gần bờ biển Việt Nam để làm công tác khoan dầu cho một công ty liên doanh Việt Nam và Đức. Trên tàu của thuyền trưởng Hoek, là người Ḥa Lan, cũng có cả vài người Việt có nhiệm vụ theo dơi mọi hoạt động trên tàu. Chính những người Việt này đă phản đối thuyền trưởng Cees Hoek khi ông định cứu những thuyền nhân và cũng chính là đồng bào của họ. Trong lúc thuyền trưởng Hoek tranh căi với những 'công an' đội lốt nhân viên Việt Nam này, th́ thuyền LA9127 bất ngờ ch́m nghỉm. Mọi người trên thuyền thất kinh, vội vă t́m cách thoát ra khỏi con thuyền xấu số này. Thủy thủ đoàn đă vội vă tiếp cứu họ bằng phao cứu cấp và ca nô, nhưng không tài nào cứu được tất cả mọi người. Một thuyền viên Ḥa Lan trên tàu là ông Beekman kể là ông không có cách nào hơn là phải móc mũi nhiều người mới lôi họ được lên tàu, v́ họ đă quá kiệt sức, không tài nào chộp lấy cánh tay ông. Số người ngoi ngóp dưới biển nhiều quá, đến nỗi ông phải chọn cứu người này, mà không kịp cứu người kia. Bà KHANG khi ấy cũng văng xuống biển, nhưng sau đó may mắn được vớt lên tàu Ḥa Lan. Trong khoảng khắc kinh hoàng ấy, chẳng may cậu con trai út của bà bị thất lạc. Những thủy thủ trên tàu đă phải xót xa chứng kiến cảnh gần 80 thuyền nhân phải chết đuối. H́nh ảnh kinh hoàng này sau nhiều năm vẫn in đậm trong tâm trí họ.

 Sau khi vớt được số thuyền nhân này lên tàu, thuyền trưởng Hoek phải chịu áp ức nặng nề của đám 'công an' Việt Nam trên tàu. Bọn này đ̣i thuyền trưởng Hoek phải trao trả ngay những thuyền nhân này cho chính quyền VN. Thế nhưng thuyền trưởng Hoek một mực không chịu. Trong lúc ấy, công an biên pḥng VN c̣n đưa tàu có súng máy đến kèm sát tàu để uy hiếp. Nhưng thuyền trưởng Hoek đă ra lệnh không cho một ai có vũ khí lên tàu. Nếu không nghe lời ông, th́ ông sẽ có biện pháp. Thủy thủ đoàn dưới quyền thuyền trưởng Hoek lúc ấy cũng rất tức giận bọn công an VN, họ sẵn sàng ra tay bảo vệ thuyền nhân, nhất là sau khi họ chứng kiến thảm cảnh mấy mươi thuyền nhân phải bị chết đuối trước mắt ḿnh.

Sau đó trước sự cứng rắn của phía Đức và Ḥa Lan, phía VN phải nhượng bộ, cho mua một chiếu tàu trị giá 300.000 đô la ở Vũng Tàu để chở những thuyền nhân đă được cứu vớt, một lần nữa đến bến bờ tự do. Con tàu mới này mang số hiệu VT999.

 

 Nhưng câu chuyện chưa dừng được ở đây. Vào lúc con tàu VT999 rời dàn khoan để đi Singapore, th́ hoàn toàn trái ngược với thỏa thuận ngoại giao trước đó, một tàu hải quân cộng sản VN  đến uy hiếp, bắn ở phía trước để bắt tàu VT999 phải dừng lại. Tàu VT999 với những thuyền nhân xấu số bị kéo về Vũng Tàu. Sau đó, đàn ông và đàn bà bị giam riêng rẽ.

Ngay khi ấy, chính phủ Đức và Ḥa Lan tỏ ra bất b́nh trước hành động của chính quyền cộng sản VN, nên đă t́m mọi cách để những thuyền nhân trên tàu VT999 được tự do. Thủ tướng Đức Helmut Schmidt tuyên bố sẽ chấm dứt viện trợ cho VN. C̣n đại diện ngoại giao Ḥa Lan ở Hà Nội đi thuyết phục VN cho những thuyền nhân này được ra đi bằng đường chính thức.

 Tháng 8 năm ấy, bà KHANG cùng với 120 người cùng thuyền đă đặt chân đến phi trường Schiphol. Họ được tạm trú ở một ṭa nhà trước kia được dùng làm bệnh viện, nhưng nay được đổi tên là Trung Tâm Hoek để vinh danh vị thuyền trưởng dũng đảm của tàu De Neddrill 2.           

 

Câu chuyện thương tâm của Tiffany

Sau một tuần, chiếc thuyền của chúng tôi bị hỏng máy. Chúng tôi cứ trôi dạt như thế nhiều ngày mà không biết đến đâu. Sau một tuần, th́ đă hết cả thức ăn và nước uống. Ngày nào cũng nghe có người nói là thuyền sắp đến bờ.

Nhưng ngày này qua ngày kia, đều không thấy bến bờ, chỉ thấy biển cả mênh mông và chân trời rất xa. Chúng tôi trở nên tuyệt vọng. Đến một đêm kia, trời giông băo to và biển động. Nhưng may mắn làm sao, thuyền của chúng tôi không bị sao cả. Nhưng v́ mải lo vượt qua cái chết đă đến gần kề, nên chúng tôi không nghĩ đến lấy nước uống.

Sau đó, chúng tôi bèn lấy nước biển đem nấu cho bốc hơi, rồi hứng lấy để uống. Không có được nhiều, mỗi người chỉ được một muỗng cà phê nước mỗi ngày. Chán chường đến tuyệt vọng, vài người tự làm bè từ gỗ trên thuyền để chèo đi. Nhưng sau đó, tôi được biết chỉ có một người sống sót.

Một chị có thai ngồi trên boong, với cháu gái khoảng 3 tuổi. Cháu khát quá, cứ mê sảng xin uống nước mía. Hai ngày sau, cháu bé kiệt sức mà chết. Chúng tôi phải ném xác cháu xuống biển. Mỗi ngày càng có thêm nhiều người chết. Đến một lúc nào đó, không ai c̣n sức lực để ném xác người khác xuống biển nữa. Các thây người cứ nằm la liệt trên thuyền.

Đứa cháu trai 4 tuổi của  tôi cũng bị chết. Tôi nhớ măi ánh mắt đầy thương cảm của cha cháu, mà cũng là anh rể của tôi. Tôi đă chứng kiến thân xác nửa trần trụi của cháu từ từ trôi mất. H́nh ảnh này cũng sẽ măi măi hằn sâu trong tâm trí của tôi.

Trong cơn tuyệt vọng, có người đă nghĩ đến ăn thịt người, nhưng may mắn thay, điều này đă không xảy ra. V́ đa số không đồng ư. Nhưng sự giằng co này đă dẫn đến một cuộc ẩu đả khiến một người bị thương.

May thay, đến ngày thứ 23, th́ chúng tôi được tàu Antilla Bay cứu vớt. Mọi người chúng tôi như sống lại từ cơi chết. Chúng tôi được đưa đến Phi Luật Tân. Không may mắn, anh rể của tôi cũng đă mất. Trong gia đ́nh chỉ có tôi cùng chị tôi và đứa bé gái sơ sinh là sống sót sau chuyến đi kinh hoàng ấy.

 

(Viết lại theo lời kể của bà KHANG trong phim tài liệu về 'Thuyền nhân Việt Nam' của chương tŕnh truyền h́nh 'De Andere Tijden' và lời tự thuật của cô Tiffany trong đêm sinh hoạt chủ đề mang tên 'Câu chuyện Thuyền Nhân Việt Nam' do Iviet tổ chức tại Delft vào ngày 12 tháng 12 năm 2009. Bà KHANG và cô Tiffany hiện ở Ḥa Lan)

 trở về trang chính