Bồ Tát Quan Âm

Qua Thơ Ca Việt Nam

Đào Nguyên

--- o0o ---

Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đă được h́nh tượng hóa với h́nh ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.

Bài viết này, xin giới thiệu h́nh ảnh Phật Bà Quan Âm trong thi ca Việt Nam.

Chúng ta đều biết, Đức Bồ Tát Quan Thế Âm đă được nói đến trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ Môn, đó là một nam nhân; trong khi h́nh ảnh được thờ phụng nơi chùa chiền Việt Nam, được truyền tụng trong dân gian và thể hiện qua thi ca, lại là một Phật Bà. Về điểm này, Nguyễn Lang viết:
Bồ Tát Quan Thế Âm được mô tả trong phẩm Phổ Môn kinh Pháp Hoa là một nam nhân. Sang Tây Tạng, Trung Hoa và Việt Nam, Quan Thế Âm biến thành nữ nhân thân, trong lúc đó Phật tử các nước này vẫn tụng đọc kinh Pháp Hoa mà không thấy có sự mâu thuẫn. Lư do là kinh Pháp Hoa có nói: "Nếu cần hiện ra thân ǵ mà cứu độ th́ Quan Âm hiện ra thân đó, như thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ...". Cho nên bất cứ ở đâu xuất hiện một con người với ḷng từ bi rộng lớn, là ở đó người ta cho là Đức Quan Âm hiện thân. Danh từ Quan Thế Âm (Avalokitesvara) có nghĩa là người lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời; lắng nghe để t́m tới mà cứu giúp..." (VNPGSLT, Nhà xb VH, H, 1992, tr 99).

Vậy h́nh ảnh Phật Bà Quan Âm đă thể hiện trong thi ca Việt Nam như thế nào? - Ca dao Việt Nam có câu:
"Cha già là Phật Thích Ca
Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm
Nhớ ngày xá tội vọng nhân
Lên chùa lễ Phật, đền ơn sinh thành"

- H́nh ảnh Phật Bà Quan Âm cũng được tác giả Truyện Phan Trần nhắc đến, qua h́nh dạng ni cô Diệu Thường-tức Phan Kiều Liên sau khi vào chùa tu - với cái nh́n của Phan Tất Chánh:
"Thẩn thơ trước dăy hành lang
Vin cành biếc, hái hoa vàng, làm thinh
Xa xa phảng phất dạng h́nh
Đức Quan Âm đă giáng sinh bao giờ..."
(Truyện Phan Trần, câu 389-392, theo bản của sách VNTVHT của Dương Quảng Hàm, bản in 1968, tr.18)
- Trong tác phẩm "Sơ kính tân trang", Phạm Thái (1777-1814) đă hai lần nhắc tới h́nh ảnh Phật Quan Âm:
"Tu hành nhờ Đức Thế Tôn
Ắt say sưa đạo lại buồn bồng duyên
Lọ là khấn vái tiên thiên
Cậy Quan Âm với Mục Liên xót t́nh..."
(SKTTr, câu 1141-1142, sđd, tr 135).
- Nguyễn Đ́nh Chiểu (1822-1888) qua tác phẩm Lục Vân Tiên, cũng hai lần giới thiệu Phật Bà Quan Âm:
Quan Âm thường đứng thảo ngay
Bèn đem nàng lại bỏ rày vườn hoa
Dặn rằng nàng hỡi Nguyệt Nga
T́m nơi nương náo cho qua tháng ngày
Đôi ba năm nữa gần đây
Vợ chồng sao cũng sum vầy một nơi..."

(Truyện Lục Vân Tiên, câu 1523-1528, theo bản trong sách NĐC toàn tập, T1, Nhà xb ĐH và THCN, H 1980, tr.153).

Đó là đoạn nói Kiều Nguyệt Nga, trên đường đi cống Hồ đă nhảy biển trầm ḿnh cho tṛn tiết nghĩa với người bạn t́nh cũ, được sóng thần đẩy vào nơi băi và được Phật Bà Quan Âm xót thương đem nàng đến nơi chốn cao ráo, sạch sẽ...Sau này khi bỏ trốn khỏi nhà cha con Bùi Kiệm, Nguyệt Nga trong cảnh đêm tối tăm mờ mịt, đă gặp được bà lăo cưu mang, th́ chính bà lăo ấy cũng đă được Phật Quan Âm mách bảo trước:
"Người ngay trời Phật cũng vưng
Lăo bà chống gậy trong rừng bước ra
Hỏi rằng nàng phải Nguyệt Nga
Khá tua gắng gượng về nhà cùng ta
Khi khuya nằm thấy Phật Bà
Người đà mách bảo nên già đến đây..."
(Truyện LVT, câu 1651-1656, sđd, tr 159).
-Nếu ngược về với không khí Thiền học đời Trần (1225 - 1400), chúng ta cũng sẽ gặp h́nh ảnh Đức Phật Quan Âm.
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230- 1291), trong bài thơ "Lui về (Thối cư), đă viết:
"Thẹn bao ḿnh đục sinh thời đục
Nhờ chút ḷng yên gặp nước yên
Đêm mộng Quan Âm vào cỏ nội
Sông thu trong vắt dáng sương huyền".
(Trúc Thiên dịch, Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục, ĐH Vạn Hạnh xb, S, 1969, tr 167).

Đối với vua Trần Nhân Tông, tức Trúc Lâm đệ nhất Tổ (1258-1308), h́nh ảnh Phật Quan Âm c̣n có thể tạo nên sức khơi gợi lớn giúp kẻ tu hành đạt đạo. Trong buổi tham vấn Thiền học tại chùa Sùng Nghiêm, một vị Tăng hỏi: "Bậc tu hành lớn c̣n có thể rơi vào ṿng tṛn nhân quả nữa chăng?"
Điều Ngự đă đáp bằng bốn câu kệ:


"Miệng tợ huyết hồng phun Phật, Tổ
Răng như gươm bén đốn thiền lâm
Sáng kia chết xuống A Tỳ ngục
Vội niệm Nam mô Quan Thế Âm".
(Dẫn theo Nguyễn Lang, VNPGSL, t1, Nhà xb Lá Bối, S, 1974, tr 321)
- Chùa Diên Hựu c̣n gọi là Liên Hoa đài hay Nhất Trụ tự (chùa Một Cột) được xây dựng vào năm 1049 đời vua Lư Thái Tông (1028-1054) với h́nh ảnh một đóa hoa sen mọc từ dưới nước lên. Cuối thế kỷ XVIII, danh sĩ Trần Bá Lăm đă có bài thơ, không chỉ là ca ngợi cảnh đẹp mà c̣n ngợi ca tính chất linh ứng của Bồ Tát Quan Thế Âm:
"Xóm hoa trong thành, chùa trong xóm
Danh là Diên Hựu, Lư triều xây
Trong cung ḥa hợp mộng hoàn tử
Bồ Tát Quan Âm mới linh thay"
(Nguyễn Đăng Thục dịch, Phật giáo Việt Nam, Nhà xb Mặt Đất, S, 1974, tr 79)
-Tính chất linh ứng của Bồ Tát Quan Thế Âm c̣n gắn liền với những sinh hoạt b́nh thường của người dân Việt Nam và cũng được nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ của chùa Hương, nhắc đến:
"...Mẹ bảo đường c̣n lâu
Cứ vừa đi vừa cầu
Quan Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau..."
(Bài Chùa Hương, dẫn theo Thi ca VN hiện đại, Khai Trí xb, S, 1968, tr 238).
-Trong văn chương chữ Nôm, hai tác phẩm trường thiên viết về sự hóa thân của Phật Bà Quan Âm được truyền tụng khá sâu rộng trong dân gian Việt Nam là Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Thị Kính.
* Quan Âm Nam Hải gồm 1426 câu thơ lục bát, giới thiệu về quá tŕnh dốc chí tu Phật của công chúa Diệu Thiện-được gọi là Bà Chúa Ba-con gái út của vua Trang Vương với nơi chốn tu hành và đắc đạo là chùa Hương Tích:
"Đức Phật mới chỉ đường tu
Rằng có một chùa tại Hương Tích sơn
Gần biển Nam Việt thanh nhàn
Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành ..."
(Dẫn theo Nguyễn Lang, VNPGSL, 72, sđd, tr 102).

* Quan Âm Thị Kính gồm 788 câu thơ lục bát, lời thơ chải chuốt, bác học hơn. Tác giả hẳn là một người am hiểu cả Nho, Phật, viết về cuộc đời Thị Kính với đức tính Nhẫn nhục và Từ bi-hiếu sinh, nhờ đấy mà bà đă đắc đạo. Nhà văn Vũ Khắc Khoan đă có những nhận xét rất xác đáng về nội dung tư tưởng của tác phẩm:
"Tư tưởng Phật giáo lại càng tỏ rơ khi Thị Kính cam chịu tiếng oan, v́ ḷng từ bi, v́ đức hiếu sinh, hy sinh cuộc sống của ḿnh để nuôi đứa bé sơ sinh của Thị Mầu. Nỗi oan mưu sát chồng đă đưa Thị Kính đến con đường giải thoát, nỗi oan quyến rũ Thị Mầu không làm cho nàng nản chí trên con đường giải thoát; nhưng chính ḷng từ bi, đức hiếu sinh, chính hành động tích cực nuôi con Thị Mầu mới thực sự đưa nàng lên cơi giải thoát.

Trên hành tŕnh vượt sông mê để cập bến giác, tinh thần Phật giáo đă là một ngọn hải đăng soi sáng bước chân Thị Kính. Để Thị Kính trở thành Tiểu Kính Tâm, để tiểu Kinh Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm ". (Lời giới thiệu của sách "Vở chèo Quan Âm Thị Kính, Nhà xb Đào Tấn, S, 1966, tr 14).

H́nh ảnh Quan Âm Thị Kính c̣n bước sang lănh vực sân khấu chèo, với nhiều kịch bản chèo được lưu hành khá rộng răi trong dân gian. Bản in "Vở chèo Quan Âm Thị Kính" do Nhà xb Đào Tấn ấn hành năm 1966 do Vũ Khắc Khoan giới thiệu, là bản in được h́nh thành do sự góp trí nhớ của nhiều nghệ sĩ ngành chèo và một số bạn hữu vốn hâm mộ bộ môn này. Chèo Quan Âm Thị Kính là một trong số ít vở chèo cổ nổi tiếng .

Tóm lại, từ ca dao đến thơ, từ thơ đến Nôm, kịch bản chèo, h́nh ảnh Đức Phật Quan Âm gắn bó đậm đà với văn học nghệ thuật Việt Nam vậy. 
 

1